Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Thể Thao
Thuốc kháng virus chữa COVID-19 rao bán tràn lan, chuyên gia khuyến cáo gì?
Hiện ở TP.SG, không khó để bắt gặp những tin đăng, bài viết rao bán thuốc kháng virus chữa COVID-19 trái phép trên mạng với giá hàng chục triệu đồng.

Theo thông tin từ Sở Y tế TP.SG, thuốc Molnupiravir đang được thử nghiệm lâm sàng trong điều trị COVID-19 tại thành phố và không được bán trên thị trường. Tuy nhiên, hiện nay xuất hiện tình trạng rất nhiều người rao bán trái phép thuốc Molnupiravir, “mạo danh” Molnupiravir với tên gọi khác đi là Monuvir hay Favipiravir với giá vài triệu đến hơn 10 triệu đồng/hộp, thậm chí lên tới 16 triệu đồng/hộp.

Rao bán tràn lan, giá trên trời

Không khó để tìm thấy các bài đăng, tin rao bán thuốc kháng virus, thuốc chữa COVID-19 trên các hội nhóm Facebook.

Theo khảo sát của PV VTC News, các loại thuốc kháng virus đang rao bán khá đa dạng, tràn lan trên mạng với các mức giá khác nhau.

Đắt nhất là Molnupiravir loại 400mg (20 viên) giá từ 14 - 16 triệu đồng; Molnupiravir loại 200mg (lọ 40 viên) từ 8,5 - 10 triệu đồng; Favipiravir từ 4 - 8 triệu đồng.

Anh Nguyễn Xuân Thu làm lao động tự do (ngụ quận 7, TP.SG) phát hiện mình mắc COVID-19 từ ngày 17/11. Do không có triệu chứng nên anh Thu được cách ly tại nhà và không cần sử dụng gói thuốc C (gói thuốc điều trị COVID-19 có thuốc Molnupiravir).

Tuy nhiên do tâm lý lo sợ, anh Thu đã tìm hiểu thuốc kháng virus trên mạng, thấy rao bán thuốc trên Facebook và anh hỏi mua, người bán gửi cho anh hình ảnh kèm giá bán 8,5 triệu đồng/hộp 40 viên.

“Khi tôi hỏi sao giá thuốc cao quá vậy, người bán nói là thuốc nhập từ Ấn Độ về nên đắt, chứ ở Việt Nam không có. Người bán cam đoan thuốc tốt, còn khuyên tôi uống 20 viên trong 5 ngày là hết sạch virus trong người là khỏi bệnh”, anh Thu cho biết.

Chị Ngân (ngụ quận 4, TP.SG) cũng cho biết, chị đã tìm mua thuốc chữa COVID-19 trên mạng hồi tháng 11 khi chồng chị mắc COVID-19. Chồng chị Ngân cũng tự điều trị tại nhà, không cần gói thuốc C (gói thuốc có thuốc Molnupiravir) nhưng chị vẫn tìm mua để dự phòng.

Theo chị Ngân chia sẻ, chị hỏi mua từ nhiều người bán, thuốc có giá từ 8 - 16 triệu đồng/hộp tùy loại.

“Tôi nghe nói thuốc này hiệu quả lắm, nhanh hết virus nên tìm mua dự phòng, mà người bán nói 14 triệu đồng cho hộp 20 viên loại 400mg. Đắt quá tôi đâu có mua, mà người bán nhắn tin, gọi nói thuốc tốt, uống là hết virus liền. Chồng tôi âm tính rồi mà giờ nghĩ lại thấy mình dại quá, suýt nữa mất oan tiền, mười mấy triệu”, chị Ngân nói.

Thực tế chỉ cần gõ từ khóa “Molnupiravir” hay “ thuốc chữa COVID-19” là sẽ ra hàng loạt tin đăng rao bán thuốc với giá trên trời. Không chỉ vài hộp mà các bài đăng còn quảng cáo có số lượng sỉ để bán cho khách hàng.

Một tài khoản H.T. đăng bán thuốc đặc trị COVID-19 Molnupiravir và Favipiravir mà có sẵn số lượng sỉ, nhà sản xuất “Azista India”. Trong vai người mua thuốc, khi phóng viên hỏi, H.T. cho biết mình có nguồn hàng nhập từ nước ngoài, cam đoan thuốc thật và nói thuốc Molnupiravir 200mg, mỗi hộp 40 viên đang bán với giá 8,5 triệu đồng.

Tương tự một tài khoản khác là T. Đ. rao báo thuốc Molnupiravir, Favipiravir cùng các loại thuốc chữa COVID-19 khác với số lượng sỉ trên Facebook. Khi được hỏi, T. Đ. cho biết mình nhập thuốc từ Ấn Độ, giá 7,8 triệu đồng/hộp Favipiravir 400mg 100 viên. Người này còn khẳng định thuốc tốt, một hộp dùng cho 10 người nên mới có giá đó.

“Nếu 1 người thì dùng hộp Favipiravir 400mg gồm 17 viên với giá 3,5 triệu đồng/hộp”, T.Đ. cho biết.

Bác sĩ khuyến cáo gì?

Thuốc kháng virus Molnupiravir được Bộ Y tế đưa vào thí điểm điều trị F0 tại TP.SG từ 16/8. Sau khi có kết quả thử nghiệm lâm sàng, thuốc được cấp phát diện rộng, miễn phí và có kiểm soát đặc biệt cho F0 điều trị tại nhà. Thuốc sử dụng không hết phải trả lại cho đơn vị cấp phát, Sở Y tế kiểm soát.

Theo Bộ Y tế, kết quả thử nghiệm Molnupiravir ghi nhận gần 100% bệnh nhân dùng thuốc có tải lượng virus thấp, tỷ lệ chuyển nặng rất thấp, không có ca tử vong.

Bác sĩ Lê Đình Thanh, Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất (đơn vị triển khai thử nghiệm lâm sàng Molnupiravir trong điều trị COVID-19) cho biết, hiện các loại thuốc kháng virus đều ở dạng thử nghiệm, phải được cấp phép của Bộ Y tế và có chỉ định của bác sĩ mới được sử dụng. Những người tham gia thử nghiệm thuốc đều phải ký cam kết và tuân thủ các quy định của thử nghiệm. Nguồn cung cấp thuốc chính thức duy nhất ở Việt Nam chỉ có Bộ Y tế.

"Người dân không nên sử dụng thuốc kháng virus bán trôi nổi trên thị trường vì đây là các nguồn không chính thống, khả năng bị làm giả rất cao. Nếu người bệnh uống phải thuốc giả, vừa không chữa được bệnh vừa có thể uống phải các hoạt chất có hại, gây hậu quả không thể hình dung hết được", BS Thanh nói.

Theo BS Thanh, thuốc kháng virus chính thống dù có độ an toàn cao, nhưng vẫn có một số tác dụng phụ. Đặc biệt, những người thuộc nhóm chống chỉ định (phụ nữ có thai, người dưới 18 tuổi, hoặc trên 65 tuổi...) không nên tự ý mua thuốc về sử dụng bởi đến nay chưa có thử nghiệm nào đánh giá tác dụng phụ lâu dài của thuốc, cũng như nghiên cứu nguy cơ gây ra dị dạng bào thai, hay cơ thể trẻ em, người trên 65 tuổi có chịu đựng được tác dụng của thuốc hay không.

Trước tình trạng thuốc chữa COVD-19, thuốc kháng virus được rao bán trái phép, tràn lan và để bảo đảm an toàn cho người sử dụng, chấn chỉnh tình trạng vi phạm pháp luật trong thử nghiệm, sử dụng thuốc điều trị COVID-19, ngày 7/12, Bộ Y tế đề nghị TP.SG khẩn trương kiểm tra việc phân phối, cấp phát, sử dụng thuốc Molnupiravir; xử lý các trường hợp vi phạm, tránh thất thoát, đưa lậu thuốc ra thị trường. Trường hợp phát hiện có dấu hiệu hình sự, Sở Y tế chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra, xác minh việc đăng tải thông tin liên quan đến mua bán thuốc điều trị COVID-19 đang thử nghiệm lâm sàng và thuốc không có nguồn gốc.
DanQuyen.com (Theo vtc.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Ten Hag gây phẫn nộ (27-04-2024)
    Mbappe khiến Real Madrid bất ngờ (24-04-2024)
    Công Phượng ghi dấu ấn trong lần đầu đá chính tại Nhật Bản (24-04-2024)
    Đội hình U23 Việt Nam đấu U23 Uzbekistan: 'Vua giải trẻ' tái xuất? (23-04-2024)
    AS Roma nhận đòn giáng mạnh (23-04-2024)
    VCK Futsal châu Á 2024: Tuyển Việt Nam có vé vào tứ kết (21-04-2024)
    Canoe và rowing giành suất dự Olympic Paris 2024 cho thể thao Việt Nam (21-04-2024)
    HLV futsal Việt Nam nói gì khi đánh bại Trung Quốc? (19-04-2024)
    Tìm HLV trưởng cho tuyển Việt Nam: VFF chọn châu Á hay châu Âu? (12-04-2024)
    Việt Nam rộng cửa đi tiếp ở giải châu Á (12-04-2024)
    VFF 'từ chối' HLV Park Hang-seo và đồng nghiệp? (11-04-2024)
    Klopp xác nhận kế hoạch mới sau khi chia tay Liverpool (11-04-2024)
    U23 Việt Nam thay người thoải mái, có thể đá luân lưu với U23 Jordan (10-04-2024)
    Ancelotti và Pep Guardiola nói gì sau trận hòa tại Bernabeu? (10-04-2024)
    Nóng: Loạt trận tứ kết Champions League tối nay bị đe dọa tấn công (09-04-2024)
    U23 Việt Nam lộ điểm yếu chí mạng trước giải châu Á (09-04-2024)
    Wan-Bissaka mắc sai lầm, MU bị gỡ hòa 2-2 (07-04-2024)
    Bất ngờ với Antony (03-04-2024)
    Đối thủ của U23 Việt Nam mất 4 trụ cột ở VCK U23 châu Á 2024 (01-04-2024)
    HLV Kiatisak nói gì về việc dẫn dắt tuyển Việt Nam (01-04-2024)

Các bài viết cũ:
    Rudiger đạt thỏa thuận gia nhập Real, Chelsea khóc ròng (08-12-2021)
    Kế hoạch 100 triệu bảng của Rangnick tại MU (08-12-2021)
    AFF Cup 2020: Hướng đến 'chung kết' sớm (08-12-2021)
    Chốt thời gian chính thức tổ chức SEA Games 2022 tại Việt Nam (07-12-2021)
    VĐV tham dự SEA Games tại Việt Nam sẽ liên tục được xét nghiệm Covid-19 (07-12-2021)
    Chủ nhà AFF Cup khen kỹ năng chơi bóng của tuyển Việt Nam (07-12-2021)
    Tuyển Việt Nam nhận món quà đặc biệt ở Singapore (07-12-2021)
    Báo Indonesia: 'Trận đấu giữa Việt Nam và Malaysia rất khó lường' (07-12-2021)
    AC Milan - Liverpool: 'Rực lửa' San Siro (07-12-2021)
    Tuyển Thái Lan ra quân AFF Cup 2020 bằng chiến thắng nhọc nhằn (05-12-2021)
    Tuyển Malaysia và Myanmar có ca dương tính với Covid-19 (05-12-2021)
    Thái Lan khởi động hành trình tìm lại vương miện tại AFF Cup 2020 (05-12-2021)
    HLV trưởng Polking: 'ĐT Thái Lan sẽ mang cup về nhà' (04-12-2021)
    Cựu học viên Aspire của Việt Nam giải nghệ ở tuổi 27 (01-12-2021)
    Hủy giải futsal Cúp quốc gia 2021 vì dịch Covid-19 (01-12-2021)
    Sếp cũ của kình địch nói lời 'khó nghe' về tuyển Việt Nam (01-12-2021)
    Những tân binh được HLV Ralf Rangnick dự kiến đưa về sân Old Trafford (30-11-2021)
    MU bổ nhiệm Ralf Rangnick làm HLV tạm quyền (29-11-2021)
    Top 5 ứng viên Quả Bóng Vàng 2021: Ronaldo không có cửa cạnh tranh với Messi (29-11-2021)
    HLV Park Hang-seo chốt danh sách đội tuyển Việt Nam dự AFF Cup 2020 (29-11-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152759354.